Sự ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng (2024)

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớmrèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta, trong đó 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

Sự ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng (1)

Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Ảnh internet

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập vào ngày 03/02/1930, từ đó, phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng phát triển. Từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ, ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên và giao nhiệm vụ cho Đoàn trực tiếp phụ trách việc giáo dục thiếu niên và nhi đồng.

Trở về nước tháng 2/1941, vào tháng 5/1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo Hội nghị Ban chấp hành trungương Đảng lần thứ VIII chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước. Cũng trong thời gian ấy, theo chỉ thị của Đảng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong và Đội Nhi đồng cứu quốc đã được thành lập tại Pắc Pó (Cao Bằng) do Đoàn Thanh niên cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tổ chức Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) đầu tiên được thành lập với 5 đội viên là Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được bầu làm Đội trưởng, Nông Văn Thàn (tức Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (tức Thanh Minh), Lý Thị Nì (tức Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (tức Thanh Thủy).

Đến tháng 3/1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Khi hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai (tháng 11/1956), Đội Thiếu nhi Tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong - là tổ chức gồm cả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Đến ngày 19/3/1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng Tháng Tám. Ngày 30/4/1970, sau ngày Bác Hồ đi xa, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu và từ đó đến nay Đội được mang tên: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh. Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam tổ quốc được giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, tháng 6/1976, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23 họp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong cả nước và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng trao cho Đội khẩu hiệu:"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!".

Sự ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng (2)

Ảnh internet

Trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, (tháng 15/5/1941 - 15/5/1961) Bác gửi thư chúc mừng và ân cần động viên, căn dặn các cháu thiếu niên, nhi đồng 5 điều, từ đó đến nay 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Bác viết:

“Các cháu yêu quý,

15 tháng 5 nǎm 1961 là ngày kỷ niệm 20 tuổi của Đội Thiếu niên tiền phong. Bác gửi các cháu lời chúc mừng thân ái nhất.

Trong thời kỳ qua, từ Bắc đến Nam, thiếu niên và nhi đồng đã hǎng hái tham gia cách mạng và kháng chiến, có những thiếu niên và nhi đồng đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, như Kim Đồng, Lê Vǎn Tám và nhiều cháu khác.

Từ ngày hoà bình trở lại, ở miền Bắc có Đảng lãnh đạo, có Đoàn giúp đỡ, các cháu đều chǎm chỉ học hành, tham gia lao động, cháu nào cũng ngoan. Bác vui lòng khen ngợi các cháu.

Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ đến thiếu niên và nhi đồng ở miền Nam ruột thịt, đang bị bọn Mỹ - Diệm áp bức đoạ đày.

Để ủng hộ đồng bào miền Nam (kể cả thiếu niên và nhi đồng) đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đồng bào miền Bắc phải thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh để thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

Các cháu cũng tham gia đấu tranh, bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

- Học tập tốt, lao động tốt.

- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

- Giữ gìn vệ sinh.

- Thật thà, dũng cảm.

Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Bác gửi các cháu nhiều cái hôn!

BÁC HỒ”

Qua bức thư của Người gửi cho thiếu niên, nhi đồng đặc biệt là năm điều Bác căn dặn:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Học tập tốt, lao động tốt.

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Giữ gìn vệ sinh.

Thật thà, dũng cảm

Chúng ta thấy một tình yêu thương bao la, tầm nhìn sâu rộng về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thiếu nhi - là lực lượng cách mạng trong sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước, “sẽ là người chủ của nước nhà”. Đồng thời, những lời căn dặn ấy hàm chứa giá trị truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc ta. Ðó là chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần dân tộc là cơ sở của ý thức trách nhiệm trong mỗi người dân với Tổ quốc. Bác Hồ đã từng nói, khi Tổ quốc lâm nguy thì“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”.Đó là lòng ham học hỏi, cầu tiến bộ; đoàn kết, nhân ái, thương người như thể thương thân; lao động cần cù, dũng cảm, sáng tạo và mối quan hệ tin cậy, chân thật trong cộng đồng của mỗi người dân đất Việt.

Trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng chogiáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).

Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.

Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “Ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, 74 năm qua, truyền thống vẻ vang của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng phát triển và trở thành một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử của Đảng, của Đoàn Thanh niên và dân tộc. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, tích cực rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ra sức phấn đấu học tập, hăng hái thi đua tham gia các phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” và cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”….đóng góp công sức nhỏ bé vào sự nghiệp dựng xây, phát triển đất nước.

Với những cống hiến của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đội (15/5/1941 - 15/5/2001), Nhà nước ta đã trao tặng Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh./.

Huyền Trang (tổng hợp)

Sự ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Rob Wisoky

Last Updated:

Views: 6128

Rating: 4.8 / 5 (48 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Rob Wisoky

Birthday: 1994-09-30

Address: 5789 Michel Vista, West Domenic, OR 80464-9452

Phone: +97313824072371

Job: Education Orchestrator

Hobby: Lockpicking, Crocheting, Baton twirling, Video gaming, Jogging, Whittling, Model building

Introduction: My name is Rob Wisoky, I am a smiling, helpful, encouraging, zealous, energetic, faithful, fantastic person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.